Google Search Console công cụ không thể thiếu cho các quản trị

Google Search Console là một dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Google để giúp bạn theo dõi và duy trì sự hiện diện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.

Công cụ cho nhà quản trị website

Nếu bạn sở hữu một website, ngoài việc cài đặt các chương trình bảo mật thì việc nhận biết website của mình “khỏe mạnh” và vận hành tốt là vô cùng quan trọng. Một trong số các công cụ hữu ích để giúp bạn thực hiện việc này là Google Search Console.

Theo đó, Google Search Console là một dịch vụ miễn phí để giúp bạn theo dõi, quản lý và bảo dưỡng website. Thông qua Search Console, Google còn có thể thông báo cho quản trị viên và chủ quản của website biết nếu Google tìm thấy bất kỳ sự cố nào với website, chẳng hạn như tác vụ thủ công, bị hack, chèn malware và đưa ra các hướng dẫn thích hợp để giúp quản trị viên khắc phục sự cố.

Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí cho mọi quản trị viên và chủ sở hữu website, và được Google phát triển, nâng cấp liên tục. Với Search Console, bạn có thể thực hiện những thứ sau đây.

Theo dõi hiệu suất trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google:

– Đảm bảo rằng Google có thể truy cập vào nội dung của bạn

– Gửi nội dung mới để thu thập dữ liệu và xóa nội dung mà bạn không muốn hiển thị trong kết quả tìm kiếm

– Tạo và theo dõi nội dung cung cấp kết quả tìm kiếm trực quan hấp dẫn

– Duy trì trang web của bạn với sự gián đoạn tối thiểu đến hiệu suất tìm kiếm

– Theo dõi và giải quyết các vấn đề phần mềm độc hại hay spam để trang web của bạn luôn sạch

Tìm hiểu cách mà trình tìm kiếm của Google và người ta tương tác với trang web của bạn:

– Truy vấn nào khiến trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm?

– Có phải một số truy vấn tạo ra nhiều lưu lượng truy cập đến trang web của bạn hơn so với các truy vấn khác không?

– Giá sản phẩm, thông tin liên hệ của công ty hay sự kiện của bạn có được nêu bật trong kết quả tìm kiếm chi tiết không?

– Những trang web nào liên kết đến trang web của bạn?

– Trang web dành cho thiết bị di động của bạn có đang hoạt động tốt cho khách truy cập tìm kiếm trên thiết bị di động không?

Có một quan niệm sai lầm là bạn có thể đảm bảo an toàn bằng cách tránh các trang web “xấu”. Tuy nhiên, trong thực tế, các nội dung độc hại còn có thể được tìm thấy ở các trang web mà mọi người thường tin tưởng. Nhưng hầu hết các đơn vị chủ quản website không hề biết đến việc tồn tại của các nội dung độc hại này.

Hàng ngày, tin tặc và tội phạm mạng xâm nhập hàng ngàn website vì nhiều lý do khác nhau: đặt malware, chèn mã độc để đánh cắp thông tin cá nhân người dùng, chèn link ẩn để thao túng kết quả tìm kiếm… Các nội dung hack thường vô hình đối với người dùng, nhưng thường có hiểm họa khôn lường đối với bất kỳ ai xem trang web – kể cả chủ quản của website.

Chủ sở hữu của các trang web cần phải theo dõi website của mình có bị hack hay xâm nhập hay không, để đảm bảo người dùng các dịch vụ của mình có một trải nghiệm trực tuyến an toàn. Một dịch vụ mà các chủ sở hữu trang web có thể dùng cho mục đích này là Google Search Console (trước đây có tên là Google Webmaster Tools).

Theo Google Việt Nam, ngoài việc giúp các chủ sở hữu theo dõi sự hiện diện của trang web của mình trên kết quả tìm kiếm Google, Google Search Console còn cho phép gửi thông báo đến họ một khi các nội dung nguy hiểm hay liên kết ẩn được phát hiện trên trang web của họ.

Seach Console giúp bạn giữ cho website được an toàn bằng cách nào?

Nếu website của bạn bị xâm hại, hacker có thể chèn văn bản hoặc liên kết mà người dùng và khách truy cập vào website không thể thấy được, và còn nhiều khả năng chúng đi kèm với các nội dung độc hại khác có thể gây hại đến uy tín website bạn và sự an toàn của người dùng.

Trong trường hợp đó, nếu bạn đã đăng ký và xác minh website của mình trong Search Console, Google sẽ thông báo cho bạn trực tiếp qua Search Console và email ngay khi Google tìm thấy các nội dung độc hại, nội dung ẩn hoặc link ẩn trên website của họ. Ngoài tra, Google cũng sẽ đưa ra các ví dụ cụ thể về các trang chứa nội dung ẩn hay độc hại, cùng với một số hướng dẫn để bạn khắc phục hậu quả và đưa website trở về trạng thái khỏe mạnh và bảo vệ người dùng của mình an toàn.

Người dùng Internet có thể làm gì để chống lại link ẩn và mã độc?

Với tư cách là người dùng Internet, chúng ta cũng có nghĩa vụ bảo vệ sự an toàn trực tuyến của mình. Điều này bắt đầu với những việc chúng ta thường làm, như là chỉ tải ứng dụng từ những nguồn đảm bảo, tin tưởng, như là Google Play Store; khi lướt web chúng ta cũng nên lưu ý đến bất kỳ cảnh báo nào trước khi chúng ta ấn vào các đường lên kết.

Ngoài việc tự bảo vệ bước đầu bằng các phần mềm bảo mật cài sẵn trên máy tính, bạn còn được Google liên tục quét mạng Internet để tìm các trang web và nội dung mang tính độc hại đối với người dùng để có thể cảnh báo họ không nên click vào. Dưới đây là một số ví dụ của các cảnh báo từ Google Search Console.

Bạn cũng có thể giúp bảo vệ Internet bằng cách trình báo nếu bạn thấy bất kỳ kết quả tìm kiếm nào là spam hoặc độc hại ở đây. Ngoài ra, Google cũng có một Diễn đàn hỗ trợ dành riêng cho người dùng Việt Nam để hỗ trợ các sản phẩm của họ như Search, Gmail, Google +, Webmaster và Google Photos.

TM

 

Date: Tháng Chín 3, 2016

Hotline